2 bước tự học để nâng cao điểm đọc IELTS
Đọc là phần mà các mẹo sẽ giúp bạn nâng điểm số khá
nhiều. Tuy nhiên, để thực sự nâng trình đọc của mình lên, bạn phải đọc
tài liệu tiếng Anh thật nhiều và có vốn từ vựng phong phú. Đó cũng là
hướng phát triển lâu dài cho khả năng tiếng Anh của bạn chứ không phải
chỉ ôn để thi IELTS xong rồi thôi. Do vậy, ở bài chia sẻ này, mình sẽ tập trung vào chia sẻ phương pháp để các bạn đọc tiếng Anh sao cho hiệu quả và có ích nhất.
![]() |
Phương pháp mà mình muốn chia sẻ với các bạn để nâng trình phần “Reading” trong IELTS nói riêng và tiếng Anh nói chung là “The Free Reading Technique”. Phương pháp này do tác giả Hung Q.pham viết trong quyển 5 steps to speak a new language.
Bạn có thể tìm đọc nếu thích. Ở bài này, mình chỉ trình bày nội dung
quan trọng nhất và thêm một số kinh nghiệm thực tế khi áp dụng phương
pháp này.
Bước 1: Tìm một nguồn tài liệu Tiếng Anh phù hợp mà bạn cảm thấy hứng thú, thích đọc
Các nguồn mình gợi ý bạn có thể đọc là VnExpress
bản tiếng Anh. Nhiều thầy cô khuyên bạn không nên đọc vì nặng văn phong
Việt Nam. Nhưng theo mình, việc đọc các trang này vẫn có ích, giúp bạn
đỡ bị khớp hơn nếu thấy đọc các nguồn sau đây khó quá: BBC, CNN, New York Times (US), The guardian (UK).
Bạn có thể tải các ebook truyện tiếng Anh như Oxford
Bookworm Library, series truyện kinh dị cho trẻ con của R.L. STINE,
Harry Potter. Đừng đọc manga tiếng Anh như Doremon, Dragonball, Bleach,
Naruto… vì câu cú truyện tranh viết rất khác. Cũng đừng tốn tiền mua
sách chữ tiếng Anh vì thứ nhất là đắt, thứ hai là không áp dụng được
phương pháp này (mình sẽ giải thích ngay dưới đây).
Bước 2: Đọc và thư giãn
Lưu ý: Trước khi bắt đầu bước 2, bạn hãy tìm một từ
điển Anh – Việt có chức năng click & see (từ điển Lạc việt, Lingoes,
các từ điển online như: tratu.soha.vn, vdict.com…). Chức năng click
& see nghĩa là gặp từ mới bạn chỉ cần chỉ chuột vào đấy (nhấn kèm
phím alt hoặc ctrl) là nghĩa tiếng Việt của từ đó sẽ hiện ra.
Khi đọc, bạn đừng cố gắng ghi chú bất kỳ cấu trúc, từ
vựng khó nào, đừng ép bản thân phải nhớ bất kỳ từ mới nào, cũng không
cần cố gắng đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh. Bạn chỉ cần đọc và thư
giãn, thưởng thức nội dung truyện, bài báo. Từ mới nào không hiểu thì
dùng từ điển tra, tra bao nhiêu lần tùy bạn.
Khi đọc, có thể bạn sẽ gặp các câu dù bạn có tra từ
điển cũng không hiểu. Không sao, đơn giản là bỏ qua câu đấy đi, đọc
tiếp. Lúc đầu có thể mất rất nhiều thời gian bạn mới đọc xong một quyển
sách. Nhưng đến lần 2, lần 3, bạn sẽ thấy đọc rất nhanh, thậm chí nhanh
gấp đôi lúc đọc quyển 1.
Tại sao phương pháp này lại có tác dụng?
Theo phương pháp này, sau khi đọc xong một vài chương
của quyển sách, bạn sẽ thấy có nhiều từ mới gặp đi gặp lại nhiều lần, và
mỗi lần tra nghĩa là một lần bạn nhớ nghĩa của từ vựng đó. Ngoài ra,
việc gặp từ mới đó trong các đoạn văn khác nhau, các ngữ cảnh khác nhau
sẽ giúp bạn hiểu rõ cả cách sử dụng chúng. Bạn học từ mới theo một cách
hoàn toàn tự nhiên và dễ chịu.
Còn đối với các từ bạn chỉ gặp một, hai lần trong cả
chương truyện, đó không phải là các từ thông dụng. Bạn không cần nhớ
chúng làm gì. Đối với các từ tra từ điển không thấy nghĩa, bạn có thể
vào các trang sau để tra: wordreference.com, thefreedictionary.com,
englishclub.com hoặc lên các diễn đàn hỏi nghĩa của từ đó.
Hơn thế nữa, đọc theo cách này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ
chịu, thoải mái. Mình biết là nhiều bạn đọc truyện mà chốc chốc lại bôi
vàng, gạch chân, chép vào sổ từ mới… và sẽ chẳng thấy cuốn truyện thú
vị nữa. Đọc 1-2 trang bạn sẽ nhanh chóng mệt mỏi và vứt cả truyện lẫn sổ
từ ra một góc. Bạn không việc gì phải gồng mình học theo cách đó, cứ để
từ mới vào đầu một cách nhẹ nhàng, tự động.
Nhận xét
Đăng nhận xét